Làng nón Phú Gia với chiếc nón Gò Găng là một nét văn hóa lâu đời, khách du lịch đến nơi này đều cố gắng đem về một chiếc nón cho gia đình, bạn bè và người thân của mình. Nếu bạn là khách nước ngoài, muốn sở hữu một chiếc nón Gò Găng thì hãy nhanh chóng xin thị thực để vào Việt Nam, rất nhanh bạn sẽ sở hữu được chiếc nón này. Hướng dẫn xin thị thực vào việt nam trong 1 ngày là thông tin bạn cần để vào Việt Nam để sở hữu sản phẩm thuộc về di sản văn hóa này
Đã là người Bình Định thì
không ai không biết về hình ảnh chiếc nón ngựa Gò Găng đã một thời vang vọng,
đi vào ca dao truyền thuyết dân gian: Một cô gái đã trao cho người mình yêu chiếc
nón Gò Găng trước khi chàng xuống thuyền ra khơi, một kỷ vật của người ở lại
“Gò Găng có nón chung tình
.
Ở đây có thiếp một dạ với mình
mình ơi”
Ở nước ta, hình ảnh chiếc nón
đã gợi lên phong cách trang phục cổ truyền của người Việt. Đặc biệt là hình ảnh
những chiếc nón quai thao của các cô gái xứ Bắc, nón bài thơ cô gái Huế, nón ngựa
Gò Găng của các cô gái Bình Định.
Nón ngựa Gò Găng - một trong
những đặc sản của quê hương Bình Định – tuy được bán chủ yếu ở Gò Găng nhưng chỉ
có người Phú Gia và một số ít người vùng lân cận là làm được, vì nó đòi hỏi phải
có những nguyên vật liệu đặc biệt và sự khéo léo, kiên nhẫn của người thợ. Hiện
nay, ở Cát Tường có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những
thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ở Phú
Gia, với khoảng 70 – 80 hộ làm, chiếm 10% tổng số hộ của thôn. Theo những người
cao niên ở làng thì tuy nghề làm nón ngựa ở đây vẫn được tiếp tục duy trì nhưng
dường như những chiếc nón đẹp và sắc sảo như cách đây vài chục năm ngày càng hiếm.
Một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn:
- Tạo sườn mê: Rễ cây giang lấy
từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức
đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê
lớn.
- Thắt nang sườn: Đặt miếng mê
lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là
khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai
công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để
cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.
-Thêu hoa văn trên sườn: Thông
thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long
tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.
- Công đoạn cuối cùng là lợp
lá chằm chỉ. Lá kè tươi phải được hái về từ vùng núi Vĩnh Thạnh, Gia Lai sẽ được
xử lý công phu, tướt bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và
lồng tre để xông lá cho chín, sau đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt
cho lá được thẳng, phẳng. Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài
để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Xếp chồng mép mí lá bủa
(xòe) đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Chằm (khâu) lá vào sườn nón, chỉ
chằm nằm dưới mí lá nên nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Chằm xong, người
thợ cắt bỏ những sợi chỉ thừa dính trên bề mặt nón và không quên trang trí một
đùm chỉ ngũ sắc ở đỉnh nón.
Mỗi công đoạn, thường được
chuyên môn hóa cho từng người trong gia đình. Và mỗi một gia đình như là một
công xưởng có bộ máy điều hành sản xuất. Nguyên liệu dùng làm nón là cây giang
làm sườn, lá kè (cọ) làm lá lợp nón, cây dứa (thơm tàu) thì chải ra làm chỉ. Dụng
cụ để sản xuất gồm lồng tre (để sấy khô lá kè), kéo chuyên dụng (cắt lá kè),
dao vuốt (chẻ) nang sườn, bàn chốt nang (có những lỗ tròn nhiều kích cỡ khác
nhau để tướt nang tròn đều), kim chuyên dụng chằm nón, khuôn nón mẫu. Ngày nay
chỉ được thay thế bằng cước mịn, còn giang, cọ thông thường thì được lấy từ
vùng núi Vân Canh. Để nên hình một chiếc nón, tính tất cả các công đoạn, ít ra cũng
mất hai, ba ngày. Công phu là vậy, nên mỗi chiếc nón ngựa có giá thành từ vài
chục đến vài trăm ngàn, chủ yếu bán ra Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… để
làm hàng lưu niệm. Khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam rất thích chiếc nón
lá này, nhiều du khách ghé Việt Nam đến Bình Định chỉ muốn mua sản phẩm này về
làm quà cho người thân
Nghề làm nón ở Bình Định tuy
không làm giàu được nhưng cũng sẽ không chết, vì nó là nghề lúc nông nhàn, nghề
truyền thống của nhiều làng quê. Và chiếc nón không đơn giản chỉ là một vật đội
đầu che nắng che mưa, nó còn là sản phẩm kết tinh của tính chăm chỉ, sáng tạo,
sự khéo léo của người thợ và thể hiện trình độ văn hóa của vùng đất đã sản sinh
ra nó. Vì thế nón ngựa Gò Găng, nón lá Bình Định cần được bảo tồn và phát triển,
bên cạnh vai trò là một sản phẩm tiêu dùng, chúng xứng đáng được nâng tầm lên
thành một sản phẩm văn hóa.
Người Phú Gia, Kiều Huyên,
Phong An… rất tự hào về nghề nón quê mình, nên chắc chắn sẽ làm được những chiếc
nón ngựa, nón lá tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn những cái hiện có. Và điều mà họ mong
muốn, cũng là điều nhiều người Bình Định mong muốn là khi Bình Định khai thác
tiềm năng du lịch của mình, những chiếc nón lá, nón ngựa Bình Định sẽ được theo
chân du khách đi về mọi miền đất nước, ra cả nước ngoài, như người Huế đã làm
được với những chiếc nón của họ
0 nhận xét: